Sáng 27-5, tại tỉnh Đồng Tháp, Bộ Giao thông vận tải đã chính thức tổ chức khánh thành cầu Cao Lãnh và tuyến nối cầu Cao Lãnh – cầu Vàm Cống thuộc dự án kết nối khu vực trung tâm đồng bằng Mekong với tổng chi phí xây dựng khoảng 7.500 tỉ đồng.
Cầu bắc qua sông Tiền, thuộc địa phận thành phố Cao Lãnh và huyện Lấp Vò, cách Bến phà Cao Lãnh 0,8 km về phía hạ lưu và cách cầu Mỹ Thuận 35 km về phía thượng lưu, có giá trị 145 triệu USD (tương đương hơn 3.037 tỷ đồng) do Chính phủ Australia viện trợ vốn không hoàn lại và vốn vay của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).
Cầu có tổng chiều dài 2.015m, nhịp chính dài 350m, chiều cao thông thuyền 37,5m; trụ tháp hình chữ H cao 123,4m; mặt cắt ngang cầu rộng 24,5m gồm bốn làn xe cơ giới và hai làn xe thô sơ, vận tốc thiết kế 80 km/h. Chủ đầu tư là Bộ Giao Thông Vận Tải; Tổng Công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (CIPM) quản lí thực hiện, nhà thầu xây dựng là Liên danh Tổng công ty Cầu đường Trung Quốc (CRBC) và Công ty Vinaconex E&C Việt Nam.
Công ty TNHH Đầu tư VTCO vinh dự là nhà thầu Khảo sát địa hình và thiết kế toàn bộ Bản vẽ thi công (BVTC) cho cầu Cao Lãnh (gồm cầu dẫn, cầu chính, đường dẫn và các hạng mục phụ trợ). Với đội ngũ được tập hợp từ hơn 350 cán bộ có trình độ, kinh nghiệm, nhiệt huyết và chuyên môn xuất sắc. Công ty TNHH Đầu tư VTCO đã đã mạnh dạn áp dụng công nghệ BIM để thực hiện công tác thiết kế bản vẽ thi công, hỗ trợ chủ đầu tư trong giai đoạn vận hành và bảo trì sau này. Trong quá trình thiết kế đơn vị luôn phải đảm bảo các tiêu chuẩn khắt khe về mặt kỹ thuật cũng như đáp ứng tiến độ thi công thực tế ngoài công trường được yêu cầu chặt chẻ bởi nhà thầu chính CRBC (Trung Quốc) & Vinaconex, TVGS CDM Smith-WSP-Yooshin (Mỹ-Phần Lan-Hàn Quốc) và CĐT Cửu Long CIPM.
Từ những ngày đầu khởi công 2014, VTCO đã gặp phải một thử thách khi trực tiếp thiết kế chi tiết BVTC cho 56 cọc khoan nhồi đường kính 2.5m sâu 120m với 28.000 m3 mê tong (móng cọc lớn và sâu nhất Việt Nam từ trước đến nay) với hệ thống bố trí thí nghiệm O-Cell cực kì phức tạp mà trước nay các kỹ sư Việt Nam chưa hề có kinh nghiệm thực tế. Đội ngũ kỹ sư VTCO với bản lĩnh và tính học hỏi cao đã hoàn thành số lượng bản vẽ cùng những đề xuất khả thi, được đánh giá cao từ nhà thầu, TVGS và CĐT.
Vượt qua giai đoạn thử thách ban đầu, VTCO lần lượt trinh phục tiếp tục các hạng mục còn lại của phần cầu chính: bệ trụ tháp, trụ neo, thân trụ tháp, trụ neo và 65 đốt dầm cùng hệ thống 128 cáp dây văng neo vào trụ tháp và dầm chính phức tạp, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và sự thay đổi linh hoạt của người thiết kế và kĩ sư thi công trực tiếp tại hiện trường.
Vào ngày 1/9/2017 tại sự kiện hợp long cầu Cao Lãnh, VTCO đã được Chủ tịch UBND TP.Cao Lãnh ghi nhận những đóng góp cho công trình và là 1 trong 7 nhà thầu được nhận bằng khen cho tập thể và cá nhân xuất sắc.
Tại buổi làm việc ngày 23/4/2018 Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng đã ký biên bản chấp thuận đưa công trình vào khai thác. Sự kiện khẳng định cầu cao lãnh thi công hoàn thành đảm bảo an toàn, chất lượng cho lễ khánh thành thông xe vào 27/5/2018.
Công trình cầu Cao Lãnh sẽ là một biểu tượng cụ thể về hợp tác kinh tế giữa Úc và Việt Nam, sẽ làm thay đổi nền kinh tế địa phương và giúp người dân đi lại dễ dàng hơn, tiếp cận giáo dục, việc làm và thị trường thương mại. Kỹ sư VTCO tự hào khi đã đóng góp một phần tâm huyết và sức lực vào công trình mang ý nghĩa biểu tượng này.
?